(SPL)- Hiện nay, dịch COVID-19 đã và đang tạo ra nhiều khó khăn cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong khi hầu hết hoạt động sản xuất kinh doanh phải đóng cửa do giãn cách xã hội thì giải pháp giao dịch tài chính online vào tiền kỹ thuật số đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo đó, tại buổi tọa đàm về chủ đề “Cơ Hội X10 và Rủi ro khi đầu tư tiền kỹ thuật số” do chuyên trang Sao Pháp luật phối hợp tổ chức cùng Newstar TV, ông Văn Hỉ - Founder Học Viện KTC cùng CTO Lê Xuân Khánh - Công ty Cổ phần Công nghệ và kỹ thuật STECH đã có những chia sẻ về tình hình thị trường tiền kỹ thuật số hiện nay tại Việt Nam.
Toàn cảnh tọa đàm công nghệ “Cơ Hội X10 và Rủi ro khi đầu tư tiền kỹ thuật số”
Cụ thể, ông Văn Hỉ cho biết, hiện tại thị trường tiền kỹ thuật số đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất với một lượng thông tin, cộng đồng đa dạng đã khiến cho số người quan tâm đến thị trường này không ngừng gia tăng. Tuy nhiên đối với người mới tham gia không có nhiều chuyên môn thì rất rủi ro do thị trường phát triển rất nhanh và biến động giá lớn.
Founder Văn Hỉ - Học Viện KTC
Ông Văn Hỉ cũng khuyên các nhà đầu tư khi tham gia thị trường hết sức tỉnh táo, chuẩn bị tâm lý và học hỏi nghiêm túc.
Bên cạnh đó, ông Lê Xuân Khánh - CTO STECH cũng nhận định: Thị trường đầu tư đang bùng nổ cao điểm trong thời gian gần đây nên dòng tiền từ các thị trường đầu tư khác đổ vào thị trường tiền mã hoá rất cao. Điều này có thể là một cơ hội tốt cho các nhà đầu tư, nhưng ngược lại cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu như họ không có đủ kiến thức.
Cũng theo như CTO Lê Xuân Khánh chia sẻ, một vấn đề được rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam quan tâm đó chính là tính pháp lý của tiền kỹ thuật số. Dù tiền mã hóa đã có một chặng đường phát triển từ năm 2009 nhưng đến nay các quốc gia vẫn đang trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện khung pháp lý cho các loại tài sản số và và tiền điện tử. Vì thế, nhiều nhà đầu tư vẫn còn e dè trong việc đầu tư vào tiền kỹ thuật số.
Nhận định về vấn đề nêu trên, ông Văn Hỉ cho biết, tại Việt Nam chưa có khung pháp lý cho các loại tài sản số và việc dùng tiền mã hoá để mua tài sản cũng chưa được Nhà nước cho phép. Chính vì lẽ đó, nếu như có hành vi lừa đảo đối với những cá nhân muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư với loại tài sản này, cá nhân đó cũng sẽ khó có thể nhờ cậy tới pháp luật và cơ quan nhà nước để bảo vệ quyền lợi của mình”.
CTO Lê Xuân Khánh - Công ty Cổ phần Công nghệ và kỹ thuật STECH
Những quốc gia khác như Đức, Úc, Mỹ… đều có khung pháp lý, tiền nạp tiền rút đều được ghi lại và sẽ thu thuế trên mức lợi nhuận mà nhà đầu tư đạt được. Theo chuyên gia Văn Hỉ tin tưởng, trong tương lai, Việt Nam cũng sẽ ban hành khung pháp lý tương tự như vậy.
CTO Lê Xuân Khánh cũng khuyên các nhà đầu tư tiến hành các giao dịch trên các sàn giao dịch uy tín cũng như hiểu cách lưu trữ tiền mã hóa đúng cách
“Tại Việt Nam thì việc kinh doanh tiền kỹ thuật số chưa được cấp giấy phép kinh doanh, nhưng việc mua sưu tầm tiền kỹ thuật số đang ở trạng thái không cấm cũng như không khuyến khích. Do vậy, việc thể hiện nội dung chuyển khoản có các từ ngữ liên quan trực tiếp đến Bitcoin hoặc tiền điện tử về sau này có thể bị truy thu thuế và phạt nguội sau khi khung pháp lý được ban hành”. Ông Lê Xuân Khánh cho biết thêm./.
Bài liên quan
Tiền điện tử "mạng xã hội" dưới góc nhìn của chuyên gia
20:25 23/09/2021(SPL)- Hiện nay, Crypto (tiền điện tử) đã và đang trở thành thị trường phát triển hơn bao giờ hết, đặc biệt đối với các ông lớn mạng xã hội. Trong đó, dự án tiền điện tử gây tranh cãi Facebook Libra của gã khổng lồ công nghệ Facebook là một ví dụ điển hình. Mà theo nhận định từ CTO Lê Xuân Khánh, Công ty CP Công nghệ và kỹ thuật STECH thì trong tương lai “nó” sẽ là đối thủ rất lớn để cạnh tranh với những đồng tiền điện tử đang được giao dịch nhiều nhất trên thế giới như USD, USDC.
Tọa đàm Ứng xử của truyền thông với công nghệ tiên phong và Lễ ký ghi nhớ hợp tác thúc đẩy hoạt động truyền thông hướng đến hình thành mạng lưới truyền thông Quốc gia về khởi nghiệp sáng tạo.
22:20 04/10/2021Ngày 05/10/2021, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp ĐMST Quốc gia - TECHFEST Việt Nam 2021, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC), Văn phòng đề án 844, Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (NSSC), phối hợp cùng Làng Công nghệ tiên phong, Làng Công nghệ Giải trí - truyền thông với sự đồng hành truyền thông của Tập đoàn Qualcomm Việt Nam tổ chức Hội thảo: Tọa đàm Ứng xử của truyền thông với công nghệ tiên phong và Lễ ký ghi nhớ hợp tác thúc đẩy hoạt động truyền thông hướng đến hình thành mạng lưới truyền thông Quốc gia về khởi nghiệp sáng tạo.
Tọa đàm "Gương sáng Pháp luật": Đưa cảm hứng tuân thủ pháp luật đến toàn dân
09:46 09/10/2021Cần làm rõ đặc điểm, tiêu chí của Gương sáng Pháp luật khi mỗi người dân đều có quyền và nghĩa vụ thực thi pháp luật để các tấm gương này thực sự tỏa sáng, đưa cảm hứng tuân thủ pháp luật đến toàn dân...", đó là chia sẻ của Luật sư Trần Hữu Huỳnh - Thành viên Ban Điều hành Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) trong buổi Tọa đàm của Báo PLVN về chương trình bình chọn, tôn vinh "Gương sáng Pháp luật", cùng các khách mời là TS Đinh Văn Minh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ và TS.LS Lưu Tiến Dũng - Thành viên Công ty Luật TNHH YKVN.
NFT tương lai mới của ngành công nghiệp trò chơi điện tử
16:12 12/10/2021(SPL)- Theo nhận định từ Tiến sĩ Vương Quang Long- Founder & CEO TomoChain thì “Việc ứng dụng blockchain sẽ mang lại sự thay đổi lớn trong ngành công nghiệp game, việc phân phối tài sản trong game minh bạch, giao tiếp giữa người chơi với công ty game là giao tiếp cả cộng đồng và các tài sản trong game cũng sẽ tăng theo nhu cầu của cộng đồng”.
Tương lai Blockchain trong thời đại công nghệ số hiện nay
06:15 16/10/2021(SPL) – “Phân quyền, bảo mật, tính minh bạch là những điều mà BlockChain đã và đang mang lại cho thế giới . Tuy nhiên , hầu hết các Blockchain hiện có đều bị hạn chế do khả năng tiến hoá mở rộng . Bên cạnh đó, vì có rất nhiều BlockChain song song tồn tại nên rất cần những tiêu chuẩn chung để giao tiếp, thậm chí là chuyển mạng , liên kết hay còn gọi là Cross Chain”. TS Lê Xuân Khánh – CTO công ty Cổ Phần Công Nghệ & Kỹ thuật Stech nhận định.