(SPL) - Từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có tổng cộng hơn 700 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Do đó, CDC Hà Nội khuyến cáo, khi phát hiện trẻ mắc tay chân miệng, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, không nên tìm hiểu thông tin trên mạng rồi tự ý dùng thuốc.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua đã có thêm 135 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Qua đó, số người mắc tính từ đầu năm 2022 đến nay đã lên tới 721 ca, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặt khác, báo cáo của Bộ Y tế trong 5 tháng đầu năm 2022, cả nước có 25.861 trường hợp mắc sốt xuất huyết, có 13 trường hợp tử vong; đồng thời ghi nhận 5.554 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 1 trường hợp tử vong.
Bệnh tay chân miệng dù quen thuộc nhưng phải hết sức cảnh giác. Nguồn: VOV
Theo Sở Y tế Hà Nội, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi.
Bệnh có thể kéo dài từ 3 đến 10 ngày với các triệu chứng điển hình như loét miệng, phát ban phỏng nước, sốt nhẹ, nôn, trường hợp trẻ sốt cao và nôn nhiều còn dễ có nguy cơ biến chứng.
(Ảnh minh hoạ/ VTV)
Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ 2 đến 5 ngày của bệnh. Thời gian ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày, giai đoạn khởi phát từ 1 đến 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Một số trường hợp bệnh nhi mắc tay chân miệng được đưa vào viện muộn do gia đình không biết nên đã bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo đã xảy ra biến chứng nặng. 3 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh diễn biến nặng gồm:
- Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.
- Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
Hiện y học chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng, chỉ điều trị hỗ trợ. Bệnh nhân yêu cầu được theo dõi sát sao, phát hiện sớm và điều trị biến chứng. Đối với các trường hợp nặng, phải đảm bảo xử lý theo nguyên tắc hồi sức cấp cứu. Đồng thời đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.
Để phòng bệnh, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi. Nguồn: Hà Nội Mới
Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; dùng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
(Ảnh minh hoạ/ Công lý)
Đối với phòng bệnh ở cộng đồng, người dân cần vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, nhất là khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt của người bệnh. Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà; lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn CloraminB 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác. Đồng thời thực hiện cách ly trẻ tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
Để phòng bệnh tại các cơ sở y tế, cần cách ly theo nhóm bệnh. Nhân viên y tế cần mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân. Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng CloraminB 2%. Xử lý chất thải theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Nguồn tổng hợp
Bài liên quan
Buri Ram tổ chức buổi triển lãm cần sa lớn đầu tiên ở Thái Lan
09:41 11/06/2022(SPL)- Vừa qua, Bộ trưởng Y tế Công cộng kiêm Lãnh đạo Đảng Bhumjaithai Anutin Charnvirakul đã chính thức khai mạc triển lãm cần sa vào hôm thứ Sáu (10/6), tại Đường đua Quốc tế Buriram ở tỉnh phía đông bắc, để kỷ niệm chính sách tự do hóa cần sa y tế của đảng.
Mỹ tăng cường mua vắc xin đậu mùa khỉ khi số ca mắc tiếp tục tăng trên toàn cầu
16:23 11/06/2022(SPL)- Theo các quan chức y tế Mỹ cho biết, chính phủ đang triển khai mua thêm vắc-xin đậu mùa khỉ do một đợt bùng phát ca mắc tiếp tục gia tăng trên toàn cầu.
Hàn Quốc: Số ca nhiễm Covid-19 giảm mức thấp nhất trong 5 tháng qua
11:00 13/06/2022(SPL)- Các ca nhiễm Covid-19 mới của Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng khi quốc gia này đang nỗ lực để trở lại trạng thái bình thường trước đại dịch. Ngày hôm nay 13/6, quốc gia này ghi nhận 3.094 ca nhiễm mới.
Chưa hết COVID-19, Triều Tiên hứng chịu dịch bệnh liên quan đến đường ruột
09:54 16/06/2022(SPL) – Ngày 16/6, nước này ghi nhận đợt bùng phát mới liên quan đến một loại bệnh đường ruột giữa lúc chống dịch Covid-19. Điều này có thể gây thêm sức ép cho hệ thống y tế của nước này.
Lào Cai: Điều động 128 cán bộ Y tế tuyến tỉnh, huyện xuống hỗ trợ cơ sở
15:15 17/06/2022(SPL) - UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 14/6 2022, về luân phiên cử cán bộ y tế tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới, năm 2022.
Bộ Y tế: Tăng cường truyền thông phòng chống sốt xuất huyết
09:36 21/06/2022(SPL) - Ngày 20/6, Bộ Y tế có công văn về việc tăng cường truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết.
Hàn Quốc ghi nhận 2 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên
09:46 22/06/2022(SPL) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết hai trường hợp này được phát hiện vào ngày 21/6 (theo giờ địa phương) và các nhân viên y tế đang tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán.