(SPL)- Theo nhận định từ Tiến sĩ Vương Quang Long- Founder & CEO TomoChain thì “Việc ứng dụng blockchain sẽ mang lại sự thay đổi lớn trong ngành công nghiệp game, việc phân phối tài sản trong game minh bạch, giao tiếp giữa người chơi với công ty game là giao tiếp cả cộng đồng và các tài sản trong game cũng sẽ tăng theo nhu cầu của cộng đồng”.
Mặc dù công nghệ Blockchain được phát triển từ lâu nhưng nhiều người vẫn chỉ biết đến công nghệ này trong việc ứng dụng cho lĩnh vực tài chính. Nhưng thật ra Blockchain là một "siêu công nghệ" và có thể được ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực khác.
Điển hình trong số đó là Game NFT - trò chơi điện tử dựa trên Blockchain với việc token hoá tài sản trong game, cho phép người chơi thu thập chúng dưới dạng non-fungible token (NFT).
Một số game dạng này thưởng cho người chơi bằng tiền điện tử, trong khi một số khác cho phép người chơi thu thập NFT trong khi chơi, sau đó họ có thể bán chúng kiếm tiền.
Trong một chia sẻ tại tọa đàm Techtalk "BlockChain NFT số hoá vũ trụ Metaverse" do Newstar TV phối hợp tổ chức cùng chuyên trang Sao Pháp luật, Tiến sĩ Đặng Khánh Hưng, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Sáng Tạo Khoa Học Máy Tính - IRICS cho biết, khái niệm Non-Fungible Token – NFT được hiểu như sau:
“ Fungible có nghĩa là “hoán đổi được cho nhau". Tương tự với các loại tiền mã hoá như USDT, BTC, ETH, hay Tomo. Bạn có 1 BTC, và tôi cũng có 1 BTC, chúng ta hoán đổi cho nhau, không ai được gì và cũng không ai mất gì.
Bên cạnh đó, cũng có những thứ không thể hoán đổi được cho nhau, ví dụ những bức tranh nổi tiếng, hay những con tem đặc biệt. Những vật phẩm này có đặc tính đặc tính đặc biệt, mà không hề có bản sao nào khác có được. Chúng ta gọi đó là Non-Fungible - duy nhất và có độ khan hiếm nhất định (không thể hoán đổi cũng không thể thay thế)”.
Tiến sĩ Đặng Khánh Hưng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Sáng Tạo Khoa Học Máy Tính - IRICS
Quay trở lại với NFT. Đây là những token được phát hành trên các nền tảng blockchain theo một tiêu chuẩn nhất định, ví dụ như ERC721 hay BEP721, và nó được dùng để biểu trưng, để thể hiện một vật thể nào đó trên không gian blockchain. Trong ngữ cảnh GAME, thì vật thể đó có thể là một nhân vật, một món đồ trong game.
Theo đó, công nghệ Blockchain cung cấp sự phi tập trung, trao quyền biểu quyết cho các game thủ đối với những vật phẩm nêu trên. Ví dụ: những người nắm giữ token gốc (native token) của một nền tảng game sẽ có quyền vote trong các hoạt động cần sự biểu quyết.
Đánh giá về vai trò của công nghệ Blockchain trong việc ứng dụng vào các thể loại game, Tiến sĩ Vương Quang Long - Founder & CEO Tomo Chain cũng cho biết thêm, đối với thể loại game truyền thống, các công ty game có toàn quyền kiểm soát các giao dịch trong game, trong khi người chơi không bao giờ thực sự sở hữu các vật phẩm mà họ bỏ tiền thật ra mua. Tuy nhiên, các game blockchain đang thay đổi điều đó. Nếu bạn mua một mặt hàng nào đó trong game blockchain, thì chỉ bạn có quyền sở hữu nó và bạn có thể làm bất cứ điều gì mà bạn muốn với món đồ này.
“Việc ứng dụng blockchain sẽ mang lại sự thay đổi lớn trong ngành công nghiệp game, việc phân phối tài sản trong game minh bạch, giao tiếp giữa người chơi với công ty game là giao tiếp cả cộng đồng và các tài sản trong game cũng sẽ tăng theo nhu cầu của cộng đồng”. Ông Vương Quang Long cho biết thêm.
Tiến sĩ Vương Quang Long - Founder & CEO Tomo Chain.
Hiện nay, Game NFT đã và đang bùng nổ mạnh mẽ trên thị trường game toàn thế giới. Game NFT có nhiều điểm khác biệt so với các loại game khác, và nó hấp dẫn ở chỗ người chơi vừa có thể cày game giải trí lại vừa có thể kiếm được tiền.
Theo nhận định từ CTO Lê Xuân Khánh - Công ty Cổ Phần Công Nghệ & Kỹ thuật STECH, thị trường game đã tồn tại trước blockchain rất lâu, bây giờ nhờ có blockchain mà thị trường này trở nên không có rào cản, và lớn hơn rất nhiều. Từ trước tới giờ đa số mọi người chơi game với mục đích giải trí nhưng có thể tốn nhiều thời gian. Số lượng người kiếm tiền bằng việc chơi game không nhiều, chủ yếu là game thủ chuyên nghiệp.
CTO Lê Xuân Khánh- Công ty CP Công nghệ và Kỹ thuật STECH
Nhờ công nghệ blockchain, bây giờ ai cũng có thể chơi để nhận tiền (play to earn). Một "proof of work" đích thực để biến thời gian của mọi người thành tài sản thực (nft game item hoặc crypto tokens). Cũng nhờ công nghệ blockchain, mà việc xử lý những microtransactions trong game trở nên dễ dàng. Tưởng tượng việc phải trả thưởng hàng ngày cho 1 triệu người, mỗi người 3-5 đô/ ngày ở khắp nơi trên thế giới bằng visa hay paypal?
“Rất nhiều dự án game blockchain đang mọc lên mỗi ngày sau sự bùng nổ của NFT, điều báo hiệu rằng đây rất có thể sẽ là tương lai của ngành công nghiệp trò chơi điện tử”. Ông Lê Xuân Khánh nhấn mạnh.
Bài liên quan
Tọa đàm Techtalk: "Vai trò của Chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong cuộc sống bình thường mới"
21:34 20/08/2021(SPL)- Ngày 20/8/2021, Newstar TV phối hợp cùng Chuyên trang Sao Pháp luật- báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức thành công chương trình tọa đàm Techtalk với chủ đề "Vai trò của Chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong cuộc sống bình thường mới". Chương trình có sự tham gia của hai khách mời đặc biệt là Tiến sĩ Đặng Khánh Hưng, Viện trưởng Viện nghiên cứu sáng tạo khoa học và máy tính - IRICS và CTO Lê Xuân Khánh – CTO Công ty CP Công nghệ & Kỹ thuật STECH.
Thách thức về khung pháp lý đối với các biện pháp chuyển đổi số tại Việt Nam
18:39 26/08/2021(SPL) – Mới đây trong chương trình tọa đàm công nghệ - Tech talk với chủ đề " Những thử thách của các giải pháp Chuyển đổi số hiện tại" , Tiến sĩ Đặng Khánh Hưng - Viện trưởng Viện nghiên cứu sáng tạo khoa học và máy tính - IRICS đã chia sẻ: “Nhìn chung có những khó khăn trong chuyển đổi số mà chúng ta có thể khắc phục bằng giải pháp công nghệ. Nhưng bên cạnh khía cạnh công nghệ, khoa học kỹ thuật, chúng ta còn phải quan tâm đến khung pháp lý, hành lang pháp lý mà trong đó các biện pháp chuyển đổi số có thể được thực hiện, và có thể mang tính ràng buộc”.
Tiền điện tử "mạng xã hội" dưới góc nhìn của chuyên gia
20:25 23/09/2021(SPL)- Hiện nay, Crypto (tiền điện tử) đã và đang trở thành thị trường phát triển hơn bao giờ hết, đặc biệt đối với các ông lớn mạng xã hội. Trong đó, dự án tiền điện tử gây tranh cãi Facebook Libra của gã khổng lồ công nghệ Facebook là một ví dụ điển hình. Mà theo nhận định từ CTO Lê Xuân Khánh, Công ty CP Công nghệ và kỹ thuật STECH thì trong tương lai “nó” sẽ là đối thủ rất lớn để cạnh tranh với những đồng tiền điện tử đang được giao dịch nhiều nhất trên thế giới như USD, USDC.
USD và Bitcoin lao dốc bởi “bom nợ” Evergrande, vàng hưởng lợi
16:53 25/09/2021(SPL) - Đô la Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 1 tuần trong phiên cuối tuần (thứ Sáu, 24/9) do Trung Quốc bơm mạnh tiền vào hệ thống tài chính. Bitcoin cũng lao dốc do Bắc Kinh gia tăng ‘đàn áp’ tiền điện tử. Riêng vàng hưởng lợi tăng sau những động thái trên.
Lý do Trung Quốc quyết tâm "diệt tận gốc" tiền điện tử
11:17 26/09/2021(SPL) - Giới phân tích chỉ ra 3 nguyên nhân chính trước quyết tâm bóp nghẹt tiền điện tử của Trung Quốc, trong đó gồm giả thiết rằng quốc gia này đang dọn đường để cho ra mặt đồng tiền điện tử của riêng mình.
'Cá voi Bitcoin' lớn thứ 3 thế giới vừa chốt lời
14:47 11/10/2021(SPL)- Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, trong tuần qua, giá Bitcoin tăng khoảng 20%. Sau nhiều lần "bắt đáy", cá voi lớn thứ ba thị trường tiền mã hóa đã bán Bitcoin ở mốc 54.300 USD để thu về lợi nhuận, USD, BTC