(SPL)- Mới đây, ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho biết, đã tăng lãi suất chính sách vào hôm nay (26/5) khi nước này đang cố gắng kiềm chế lạm phát ở mức cao trong bối cảnh giá dầu và hàng hóa tăng cao, do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thống đốc BOK Rhee Chang-yong chủ trì cuộc họp ấn định tỷ giá tại Ngân hàng Hàn Quốc ở Seoul. (Anhr: Yonhap)
Theo dự kiến của nhiều người, hội đồng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã bỏ phiếu tăng lãi suất repo (tức là bên đi vay sẽ được yêu cầu mua lại tài sản vào thời điểm đáo hạn tại một mức giá được cam kết trong hợp đồng repo, và giá mua lại sẽ khác so với giá ban đầu bán ra) lên 1,75% tại cuộc họp ấn định tỷ giá được tổ chức vào sáng nay.
Đây là lần tăng lãi suất thứ ba trong năm, trước đó vào tháng Giêng và tháng Tư ngân hàng đã tăng 0,25 điểm phần trăm cho mỗi tháng. Nó cũng là lần tăng thứ năm kể từ tháng 8 năm ngoái khi ngân hàng trung ương bắt đầu điều chỉnh chính sách tiền tệ, áp dụng trong khoảng hai năm để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Lần tăng lãi suất mới nhất được đưa ra trong bối cảnh đất nước đang phải vật lộn với lạm phát gia tăng do giá dầu, năng lượng và các mặt hàng thiết yếu khác tăng vọt, làm trầm trọng thêm sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Giá tiêu dùng của Hàn Quốc đã tăng 4,8% so với cùng kỳ vào tháng 4. Đây được xem là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 10/2008. Kỳ vọng lạm phát cũng tăng lên 3,3% trong tháng 5, mức cao nhất kể từ tháng 10/2012. Sự lạm phát gia tăng thúc đẩy tăng nhu cầu tiền lương và càng làm tăng thêm áp lực lên lạm phát. BOK đã nhấn mạnh rằng, ưu tiên hàng đầu của họ là giữ lạm phát trong tầm kiểm soát mặc dù họ vẫn lo ngại chi phí đi vay tăng có thể gây tác động xấu lên nền kinh tế.
Bên cạnh đó, BOK cũng đã chịu áp lực tăng lãi suất khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã tăng thêm 0,5% vào đầu tháng này, nâng mức lãi lên mức 0,75 - 1% và dự đoán việc sẽ tăng trong thời gian tới nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ để chế ngự lạm phát.
Lập trường chính sách tiền tệ diều hâu của Fed làm dấy lên lo ngại rằng, sự chênh lệch chi phí đi vay giữa hai nước có thể đảo ngược trong những tháng tới và châm ngòi cho dòng vốn ồ ạt chảy ra khỏi Hàn Quốc, đồng thời tiếp tục làm suy yếu đồng nội tệ so với đồng đô la. Đồng tiền yếu có thể làm tăng áp lực lạm phát tăng lên bằng cách làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn. Thống đốc BOK Rhee Chang-yong gần đây cho biết, không thể loại trừ khả năng tăng lãi suất đối với Hàn Quốc nếu tình trạng lạm phát kéo dài./.
(The Korea Times)
Bài liên quan
Giá tiêu dùng Nhật Bản tăng trong tháng Giêng nhưng tốc độ chậm
16:16 19/02/2022(SPL)- Giá tiêu dùng của Nhật Bản đã tăng tháng thứ năm liên tiếp trong tháng Giêng nhưng tốc độ chậm hơn so với tháng trước. Điều này khiến ngân hàng trung ương nước này tụt hậu so với các nền kinh tế khác trong việc tăng lãi suất.
Giá nhà ở Anh tăng nhưng sự lạm phát đã bóp chết triển vọng
18:55 07/04/2022(SPL)- Giá nhà ở Anh đã tăng mạnh trở lại trong tháng 3 nhưng có nhiều câu hỏi lớn về việc liệu điều này có thể tiếp tục vào cuối năm hay không, công ty cho vay thế chấp Halifax chia sẻ.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho biết: Chính sách tiền tệ có thể 'xem xét' sau sự biến động của CPI
15:02 18/04/2022(SPL) - Theo Bangkok Post, mới đây Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) đã cam kết duy trì lập trường chính sách tiền tệ phù hợp để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế ở giai đoạn mới, đồng thời họ có thể “xem xét” sự biến động trong ngắn hạn của lạm phát.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Singapore: Thế giới đối mặt với sự đánh đổi gay gắt hơn giữa tăng trưởng và lạm phát
10:28 19/04/2022(SPL)- Tại Tuần lễ vĩ mô 2022 tổ chức ở Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, Bộ trưởng Bộ Tài chính Singapore Lawrence Wong cho biết: Thế giới đang phải đối mặt với sự đánh đổi gay gắt hơn giữa tăng trưởng và lạm phát do “gần như chắc chắn” rằng lạm phát sẽ còn cao hơn trong thời gian dài.
Fed tăng lãi suất lớn nhất trong hai thập kỷ nhằm nỗ lực kiềm chế lạm phát
09:39 05/05/2022(SPL)- Ngày 4/5 vừa qua, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã quyết định tăng lãi suất chuẩn lên nửa điểm phần trăm trong nỗ lực chống lại sự lạm phát tồi tệ nhất trong 40 năm. Đây được xem là động thái tích cực nhất kể từ năm 2000 và báo hiệu các đợt tăng lãi suất lớn sắp tới.