(SPL) - Theo các nhà khoa học Chile, họ phát hiện vi khuẩn tại Nam Cực có chứa các gen giúp chúng mang khả năng kháng sinh tự nhiên và kháng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, loại vi khuẩn này còn có khả năng lây lan ra khỏi các vùng cực.
Nhà nghiên cứu từ Đại học Chile - Andres Marcoleta. (Ảnh: Internet)
Andres Marcoleta - Nhà nghiên cứu từ Đại học Chile đồng thời là người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết, khả năng này của những loại vi khuẩn đã được tiến hóa nhằm chống lại các điều kiện khắc nghiệt, đồng thời khả năng này cũng nằm trong các đoạn DNA di động để chúng có thể chuyển sang các vi khuẩn khác.
Các nhà khoa học thu thập vật liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. (Ảnh: Internet)
Marcoleta phát biểu: "Chúng tôi biết rằng đất của bán đảo Nam Cực - Một trong những vùng cực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi băng tan, là nơi chứa rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Trong số đó, một số loại vi khuẩn có khả năng chứa các gen tạo ra kháng kháng sinh.". Được biết, từ năm 2017 đến năm 2019, các nhà khoa học từ Đại học Chile đã thu thập một số mẫu vật từ Bán đảo Nam Cực.
Andres Marcoleta cho biết thêm: "Cần phải đặt câu hỏi rằng liệu biến đổi khí hậu có thể có tác động đến sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm hay không. Bởi vì có khả năng sẽ xảy ra tình trạng những gen này có thể rời khỏi khu vực Nam Cực, dẫn đến sự xuất hiện và gia tăng của các bệnh truyền nhiễm."
Ảnh minh họa. (Ảnh: Internet)
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng vi khuẩn Pseudomonas - Một trong những nhóm vi khuẩn chủ yếu ở bán đảo Nam Cực cũng không bị tiêu diệt bằng các chất khử trùng thông thường như đồng, clo hoặc amoni bậc bốn. Tuy nhiên một loại vi khuẩn khác mà họ đang tiến hành nghiên cứu có tên Polaromonas lại có "tiềm năng làm bất hoạt các loại kháng sinh beta-lactam, thứ vốn là điều cần thiết trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng khác nhau".
Theo Reuters
Bài liên quan
Greenland: Sốc trước hình ảnh chó kéo xe tuyết phải lội nước vì băng tan chảy quá nhanh
07:00 19/06/2019Một hình ảnh cho thấy những con chó kéo xe mắt cá chân sâu trong nước, nơi băng dày thường sẽ bị virus. Hình ảnh được chụp bởi Steffen Olsen, một nhà khoa học thuộc Viện Khí tượng Đan Mạch, cho thấy mức độ tàn phá của băng tan ở Greenland.
Nhiệt độ toàn cầu đã tăng 1,5 độ C trong giai đoạn 2021 - 2040
19:15 09/08/2021(SPL)- Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) ngày 9/8 vừa thông báo rằng, mức tăng nhiệt độ toàn cầu so với trước cuộc Cách mạng Công nghiệp sẽ đạt 1,5 độ C trong giai đoạn 2021-2040. Dự báo này đã diễn ra sớm hơn khoảng 10 năm so với dự kiến vào năm 2018.
Nghiên cứu ước tính tình hình lũ lụt gây chết người ở Đức cao gấp 9 lần do biến đổi khí hậu
15:28 24/08/2021(SPL)- Theo CNN, lượng mưa kỷ lục gây ra lũ lụt chết người ở Tây Âu trong tháng Bảy có khả năng cao hơn từ 1,2 đến 9 lần do biến đổi khí hậu do con người gây ra, một nghiên cứu cho biết.
Hiện tượng băng tan ở hai cực khiến bề mặt Trái đất bị cong
10:38 28/09/2021(SPL)- Việc các tảng băng tan chảy ở hai cực không chỉ khiến mực nước biển dâng cao, mà còn làm cong bề mặt bên dưới của Trái đất. Một số tác động có thể được nhìn thấy trên hàng nghìn km.
Đá nước ngọt có thể tan thành hình sò điệp và gai nhọn
10:04 19/03/2022(SPL) Sự kỳ lạ về mật độ của nước liên quan đến các hình dạng bất thường
Trung Quốc: Mực nước biển năm 2021 chạm mức cao kỷ lục
16:46 09/05/2022(SPL) - Theo một báo cáo của Chính phủ Trung Quốc cho biết, vào năm 2021 mực nước biển của đất nước này đã đạt mức cao kỷ lục do tác động từ nhiệt độ nước tăng cao cũng như là hiện tượng tan chảy của các dòng sông băng và núi băng tại vùng cực.